Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số Phương tiện truyền thông kỹ thuật số

Cuộc cách mạng kỹ thuật số

Cuộc cách mạng kỹ thuật (digital revolution) số bắt đầu từ cuối những năm 1950 đến cuối những năm 1970. Đó là sự phát triển của công nghệ từ cơ khí và chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số. Trong thời gian này, máy tính kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số đã trở thành tiêu chuẩn. Sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số cũng thay đổi cách con người giao tiếp với hiện tại thông qua máy tính, điện thoại di động và internet. Cuộc cách mạng này đã dẫn đường đến thời đại thông tin. [11]

Vào khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1960, nhiều chính phủ, lực lượng quân sự và các tổ chức khác đã sử dụng máy tính. Ngay sau đó, máy tính được giới thiệu để sử dụng trong gia đình và đến năm 1970, nhiều gia đình có máy tính để sử dụng cá nhân. Đến năm 1989, 15% tất cả các hộ gia đình ở Mỹ sở hữu một máy tính. Điện thoại di động analog đã chuyển sang điện thoại di động kỹ thuật số vào năm 1991 và nhu cầu tăng vọt. Đây là cùng một năm mà Internet đã được cung cấp cho công chúng. Đến cuối thập kỷ, Internet phổ biến đến mức mọi doanh nghiệp đều có một trang web và gần như mọi quốc gia trên thế giới đều có kết nối. Khi thế kỷ 21 bắt đầu, điện thoại di động là vật sở hữu phổ biến và truyền hình độ nét cao trở thành phương thức phát sóng phổ biến nhất, thay thế cho truyền hình analog.[13]

Tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng có thể được đánh giá bằng cách khám phá lượng người dùng thiết bị di động thông minh trên toàn thế giới. Điều này có thể được chia thành 2 loại là người dùng điện thoại thông minh và người dùng máy tính bảng thông minh. Trên toàn thế giới hiện có 2,32 tỷ người dùng điện thoại thông minh. [14] Con số này sẽ vượt quá 2,87 tỷ vào năm 2020. Người dùng máy tính bảng thông minh đạt tổng cộng 1 tỷ vào năm 2015, chiếm 15% dân số thế giới.[15]

Các số liệu thống kê bằng chứng về tác động của truyền thông kỹ thuật số ngày nay. Thực tế là số lượng người dùng thiết bị thông minh đang tăng lên nhanh chóng. Một điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể được sử dụng cho hàng trăm nhu cầu hàng ngày. Hiện tại có hơn 1 triệu ứng dụng trên Apple Appstore.[16] Đây là tất cả các cơ hội cho các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số. Một người dùng điện thoại thông minh bị ảnh hưởng với quảng cáo kỹ thuật số mỗi giây họ mở thiết bị Apple hoặc Android của họ, càng chứng tỏ cuộc cách mạng kỹ thuật số và tác động của cuộc cách mạng. Điều này đã dẫn đến tổng cộng 13 tỷ đô la được thanh toán cho các nhà phát triển ứng dụng khác nhau trong những năm qua. [17] Sự tăng trưởng này đã thúc đẩy sự phát triển của hàng triệu ứng dụng phần mềm. Hầu hết các ứng dụng này có thể tạo thu nhập thông qua quảng cáo ứng dụng.[18] Tổng doanh thu cho năm 2020 được dự kiến ​​là khoảng 189 triệu đô la.[18]

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã dẫn đến việc một số phát minh trở nên lỗi thời. Một vài trong số các thiết bị bao gồm radio analog, máy fax, băng VHS, máy đánh chữ, thư tín (ngoại trừ các gói), telegram và thậm chí cả điện thoại analog chỉ còn ở một số lượng nhất định.[13] Hướng đến một xã hội hoàn toàn kỹ thuật số đồng nghĩa với đối diện cùng thời kỳ đen tối kỹ thuật số, trong đó phương tiện truyền thông cũ không còn truy cập được trên các thiết bị hiện đại.[12]

Sự tác động đến các ngành công nghiệp

So sánh với phương tiện in, phương tiện truyền thông đại chúng và các công nghệ analog, công nghệ truyền thông kỹ thuật số dễ dàng hơn trong việc sao chép, lưu trữ, chia sẻ và chỉnh sửa. Những điều này đã dẫn đến những sự thay đổi lớn trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp như báo chí, xuất bản, giáo dục, giải trí và âm nhạc.

Internet đã thay đổi hướng, khối lượng và tốc độ của luồng thông tin trên toàn thế giới, và do đó thay đổi hoàn toàn tất cả các ngành công nghiệp phụ thuộc vào thông tin. Truyền thông kỹ thuật số đã thay đổi cách hoạt động của các luồng thông tin cũng như thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin của người dùng.

Trong hệ sinh thái kỹ thuật số, tin tức trực tuyến tái hiện lại trong các mốc thời gian thực của người dùng.[19] Những sự thay đổi này đã dẫn đến sự suy thoái của ngành công nghiệp báo chí. Doanh thu từ báo giảm đáng kể giữa năm 2008 và 2018. Doanh thu quảng cáo đã giảm từ 37,8 tỷ đô la năm 2008 xuống còn 14,3 tỷ đô la trong năm 2018, giảm 62%.[20] Những tờ báo tiến hành thực hiện chuyển đổi sang các nền tảng kỹ thuật số có thể tránh khỏi tình trạng thua lỗ tuy nhiên sẽ đánh mất sự chú ý từ người đọc.[21] Sau một thời gian tăng trưởng, số đọc giả truy cập thông qua website đã có dấu hiệu chững lại.[20]

Sự ra đời của ebook cũng như việc tự xuất bản trong thời đại kỹ thuật số đã đem lại cơ hội mới cho ngành xuất bản.[22] Do sự gia tăng của các cuốn sách tự xuất bản, đã có sự gia tăng 105% trong các bộ truyện và thơ, 80% tiểu sử và tiểu thuyết nói chung và tăng 30% trong các sách khoa học.[23] Việc không phải sử dụng bản in và làm cho chuỗi cung ứng trở nên ngắn hơn, nhanh hơn đem đến kết quả bằng việc giảm được chi phí chính là điểm mạnh của ebook.[24] Sách điện tử đã dẫn đến sự phát triển của ngành giáo dục khi chi phí mua sách đã được giảm thiểu. Giáo viên hiện có thể giảng dạy thông Internet và sinh viên cũng có thể truy cập thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Ngoài ra, học sinh và sinh viên còn có thể dễ dàng truy cập thông tin tại bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.[25] Truyền thông kỹ thuật số cũng làm thay đổi các hoạt động của thư viện cũng như vai trò của thư viện trong xã hội.[26]

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, quá trình chuyển đổi từ máy ảnh phim analog sang máy ảnh kỹ thuật số đã gần hoàn tất. Việc chuyển đổi có lợi ích kinh tế cho Hollywood, giúp phân phối dễ dàng hơn và có thể thêm các hiệu ứng kỹ thuật số chất lượng cao vào phim.[27] Đồng thời, nó đã ảnh hưởng đến các hiệu ứng đặc biệt, diễn viên đóng thế và hoạt hình ở Hollywood.[28] Nó đã áp đặt chi phí lớn cho các rạp chiếu phim nhỏ, một số trong đó không hoặc sẽ không tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số.[29] Tác động của phương tiện truyền thông kỹ thuật số đối với các ngành công nghiệp truyền thông khác cũng tương tự và phức tạp.[28] Giống như đối với ngành công nghiệp âm nhạc. Những tiến bộ công nghệ không chỉ tác động đến thể loại âm nhạc tạo ra, mà còn ảnh hưởng đến cách người nghe tiêu thụ và học chơi nhạc cụ. Trải nghiệm âm nhạc bây giờ gắn bó chặt chẽ với công nghệ hiện đại đến mức nhiều cách thưởng thức âm nhạc hiện tại sẽ tồn tại mà không cần sử dụng công nghệ.[30]

Cá nhân là người tạo nội dung

Phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã giúp cho những người dùng cá nhân trở nên chủ động hơn trong việc sáng tạo nội dung.[31] Sự tăng đột biến trong nội dung do người dùng tạo ra có được là do sự phát triển của internet cũng như cách người dùng tương tác với phương tiện truyền thông ngày nay. Phương tiện truyền thông xã hội là một nền tảng không bị giới hạn cho tất cả mọi người để thể hiện tài năng của mình cho cả thế giới một cách tiết kiệm chi phí và thời gian. Thế giới xuất bản đã từng chỉ dành riêng cho các tổ chức, tập đoàn lớn có đủ khả năng và cơ sở hạ tầng để sản xuất nhưng bây giờ nó đã mở rộng và những người khác có thể làm thực hiện việc xuất bản một cách độc lập và ngày nay, các nhà xuất bản cá nhân có thể hoạt động ngay tại nhà của họ.[32]

Nội dung do người dùng tạo là bất kỳ dạng nội dung nào, chẳng hạn như hình ảnh, video, văn bản và âm thanh, đã được người dùng đăng trên các nền tảng trực tuyến.[33] Khả năng sử dụng thông tin và các công nghệ truyền thông như một nền tảng để thể hiện bản thân và tham gia vào cộng đồng trực tuyến thường được coi là giai đoạn tiếp theo của xã hội thông tin.[34] Sự phát minh của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,... cho phép tất cả mọi người có thể dễ dàng và nhanh chóng truy cập các nền tảng truyền thông. Chi phí cho các thiết bị có thể truy cập internet cũng đang giảm dần và việc cá nhân sở hữu nhiều thiết bị điện tử cùng lúc đang trở thành xu hướng trên toàn cầu.[35]

Sự phát triển của các nội dung cá nhân thông qua phương tiện truyền thông kỹ thuật số cũng gây ảnh hưởng đến yếu tố chính trị.[36] Các cá nhân hiện tại có khả năng và phương tiện để thể hiện các quan điểm chính trị cũng như tạo ra ảnh hưởng với những cá nhân khác và đặc biệt, những quan điểm này không được định hướng hoặc đánh giá bởi các chuyên gia hay một tổ chức chính thức nào.[36] Điều này đã đặt ra yêu cầu cho việc kiểm duyệt internet tại nhiều quốc gia bằng các hạn chế trong việc truy cập phương tiện truyền thông kỹ thuật số.[37]

Sự phát triển và lan truyền của phương tiện kỹ thuật số cũng như yêu cầu về một loạt các kỹ năng đọc, viết và giao tiếp cần thiết để sử dụng nó một cách hiệu quả, đã làm sâu sắc thêm khoảng cách giữa những người tiếp cận với phương tiện kỹ thuật số và những người không.[38] Ngoài ra, nội dung do người dùng tạo ra cũng đặt ra các vấn đề về quyền riêng tư, uy tín, văn minh và vấn đề bản quyền về văn hóa, trí tuệ và nghệ thuật.

Thay đổi trong lưu trữ và tương tác với thông tin

Sự xuất hiện và bùng nổ của internet và truyền thông kỹ thuật số đã đưa đến sự ra đời và phát triển của các thiết bị truyền phát kỹ thuật số. Các thiết bị này hỗ trợ truyền phát nội dung trực tuyến mà không cần tải xuống dữ liệu hoặc nội dung trên thiết bị và giúp tổ chức và truy cập thư viện số bằng cách sử dụng cùng trên một giao diện. Theo thống kê năm 2017, sự gia tăng của các thiết bị truyền phát kỹ thuật số đã dẫn đến việc giảm các dịch vụ truyền hình cáp xuống khoảng 59%, trong khi các dịch vụ truyền phát đang tăng khoảng 29% và 9% vẫn là người sử dụng ăng-ten kỹ thuật số.[39] Vào năm 2018, thị trường trị giá 27,69 tỷ USD và sẽ thể hiện tốc độ [CAGR] là 15,9% trong giai đoạn dự báo, 2019-2026.[40]

Người dùng đang dành trung bình 1 giờ 55 phút cho các video kỹ thuật số mỗi ngày và chỉ dành 1 giờ 44 phút mỗi ngày cho các trang mạng xã hội. Hơn nữa, thời gian dành cho video kỹ thuật số hiện nay đã bỏ qua thời gian dành cho tất cả các nền tảng kỹ thuật số được liệt kê khác, bao gồm radio kỹ thuật số và Facebook.[41] Khoảng sáu trên mười trong số những người từ 18 đến 29 tuổi được phỏng vấn (61%) nói rằng họ thường xem truyền hình bằng các dịch vụ truyền phát trên internet, 31% cho biết họ chủ yếu xem qua thuê bao cáp hoặc vệ tinh và 5% người chủ yếu xem với ăng-ten kỹ thuật số.[39]

Khi internet ngày càng phổ biến, nhiều công ty bắt đầu phân phối nội dung chỉ thông qua internet. Các nền tảng như Netflix, Hulu hay Amazon Prime đã đạt được sự hấp dẫn nhờ giá thành hợp lý, khả năng truy cập và nội dung của nó.[42]

Thách thức vấn đề bản quyền

Sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số và việc thực hiện số hoá nhiều mặt của cuộc sống đã làm phát sinh các câu hỏi pháp lý về nhiều mặt liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu, tính xác thực, bảo vệ bản quyền, sao chép và phân phối trái phép, sao chép, tính sẵn có và quyền truy cập. Sự phát triển từ công nghệ analog sang truyền thông kỹ thuật số đặt ra nhiều thách thức sâu sắc cho các công ước đã được thiết lập từ lâu, điều này đòi hỏi một sự tiến hóa song song trong chế độ pháp lý và luật học hiện hành.[43] Quyền pháp lý ít nhất là không rõ ràng đối với nhiều hoạt động phổ biến trên Internet, chẳng hạn như đăng một bức ảnh thuộc về người khác vào tài khoản mạng xã hội, cover một bài hát phổ biến trên YouTube hoặc viết fanfiction. Ví dụ, theo luật bản quyền hiện tại, ở nhiều quốc gia, các meme phổ biến có thể là bất hợp pháp để chia sẻ trên các trang mạng xã hội.[44]

Các vấn đề liên quan đến bản quyền xuất hiện ở tất cả các khía cạnh của truyền thông kỹ thuật số. Ngay cả một người sáng tạo nội dung trên kênh Youtube cũng cần cẩn thận tuân theo các hướng dẫn và quy định khắt khe về luật bản quyền cũng như các quy định khác của Youtube. Thông thường, chúng ta thấy những người sáng tạo nội dung truyền thông mất đi nguồn phí của các nội dung của họ, bị xoá bỏ các nội dung đã đăng tải hoặc bị chỉ trích về nội dung của họ. Hầu hết các trường hợp này phải thực hiện với việc sử dụng một đoạn âm thanh có bản quyền hoặc cảnh nền có bản quyền của một công ty khác.[45]

Để giải quyết những vấn đề này, người sáng tạo nội dung có thể tự nguyện chấp nhận giấy phép mở hoặc giấy phép copyleft, từ bỏ một số quyền hợp pháp của họ hoặc họ có thể phát hành tác phẩm của mình sang phạm vi công cộng. Trong số các giấy phép mở phổ biến nhất là giấy phép Creative CommonsGiấy phép Tài liệu tự do GNU, cả hai đều được sử dụng trên Wikipedia. Giấy phép mở là một phần của phong trào mở rộng hơn nội dung mở nhằm thúc đẩy việc giảm hoặc loại bỏ các hạn chế bản quyền khỏi phần mềm, dữ liệu và phương tiện kỹ thuật số khác.[46]

Môi trường kỹ thuật số làm cho các vấn đề liên quan đến luật bản quyền trở nên khó khăn. Xuất hiện một số vấn đề và mối quan ngại liên quan đến việc sử dụng thông tin kỹ thuật số. Rất dễ dàng để có thể tạo các bản sao kỹ thuật số hoặc số hóa của tài liệu bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video; và thông tin kỹ thuật số này có thể được truyền tải trên toàn thế giới thông qua email, bảng tin điện tử, trang web và các kênh khác. Việc sử dụng các phương tiện lưu trữ sơ cấp và thứ cấp đã giúp cho việc tải xuống, lưu trữ, hiển thị và in. Hơn nữa, các tài liệu được tải xuống có thể được sửa đổi hoặc chuyển tiếp cho người khác mà không hề được biết đến bởi chủ sở hữu hợp pháp của nó.[47]

Để giải quyết các vấn đề về bản quyền trên khía cạnh xuất bản kỹ thuật số, một số phần mềm đã được phát triển để hạn chế quyền truy cập vào phương tiện kỹ thuật số. Các công cụ như các công cụ như mã hóa, quản lý tài sản kỹ thuật số (DAM), quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) và định danh đối tượng kỹ thuật số (DOI) đã được đưa ra như những biện pháp để giải quyết vấn đề này.[48]

Mô hình Owned - Paid - Earned Media

Theo nhiều cách mà phương tiện kỹ thuật số mô phỏng lại các hình thức truyền thông truyền thống như báo, tạp chí, truyền hình phát thanh và đài phát thanh. Phương tiện kỹ thuật số đã thay đổi cách các chuyên gia tiếp thị thực hiện công việc. Các phương thức tiếp thị truyền thống đang dần biến mất, thay vào đó là tất cả những cơ hội dòng doanh thu mới, đưa ra những thách thức của riêng họ. Sự nổi lên của truyền thông kỹ thuật số trong hai thập kỷ qua đã cách mạng hóa cách các chuyên gia tiếp thị làm việc. Nhưng có một điều là không thể đi vào sự nghiệp tiếp thị hoặc quảng cáo mà không có hiểu biết vững chắc về phương tiện kỹ thuật số, bao gồm cả phương tiện truyền thông mạng xã hội, thực tế ảopodcast cho đến tên của một vài xu hướng truyền thông kỹ thuật số mới nổi. [49] Việc phân loại và quản lý các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trong thời đại công nghệ với Internet bùng nổ giúp cho những người làm tiếp thị nắm bắt được cơ hội và tổ chức các công việc tiếp thị.

Owned media

Bao gồm các kênh được chính thương hiệu sở hữu hoặc kiểm soát. Đây có thể gồm các trang web, trang blog, podcast, fanpage, video trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội. Vai trò của nó là xây dựng uy tín và mối quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng mục tiêu. [50]

Nhược điểm của Owned Media là kênh có lòng tin và sự gắn kết của người tiêu dùng với thương hiệu ở mức trung bình và thấp, vì hiệu quả các kênh này phụ thuộc vào bản thân thương hiệu. Nếu thương hiệu chưa đủ mạnh và độ nhận diện còn thấp thì số lượt tiếp cận và tương tác trên các kênh thuộc Owned Media là rất khiêm tốn. [51]

Paid Media

Một tổ chức tự trả tiền để quảng bá nội dung của mình là một cách tuyệt vời để tăng lượt xem và tạo hiển thị. Một số ví dụ về cách có thể sử dụng bao gồm Pay Per Click (PPC), quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo hiển thị (display advertising), tài trợ và bỏ ra chi phí mời những người có ảnh hưởng để chia sẻ thông tin về thương hiệu của bạn. [50] Paid Media là một cách mang lại hiệu quả nhanh nhờ khả năng phủ sóng cao, là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. [51] Nó cũng có thể giúp hướng lưu lượng truy cập đến các thuộc tính đa phương tiện thuộc sở hữu như trang web hoặc trang blog. [50] Nhược điểm của Paid Media là khá xô bồ và cạnh tranh, chỉ thu hút trong ngắn hạn và không dài lâu.

Earned Media

Đây là những kênh hỗ trợ thảo luận, phản hồi về thương hiệu một cách tự nhiên, được xem là kết quả của những nỗ lực mà người làm tiếp thị tạo ra trên Paid Media và Owned Media. Với Earned media thì mạng xã hội và các nền tảng nội dung có khả năng tương tác được xem là những kênh chiếm vị trí quan trọng. Tại đó thông qua tương tác của người dùng, nơi người dùng bày tỏ ý kiến, quan điểm, cảm xúc… là khơi nguồn để bắt đầu những cuộc thảo luận. Chính vì thế mà các nội dung trên Earned Media luôn thu hút sự quan tâm, tin tưởng cao hơn những nội dung do chính thương hiệu đăng tải. Với Earned Media, mọi ý kiến đều dễ dàng được chia sẻ, tương tác và thảo luận. Tuy nhiên đây cũng được xem là “con dao 2 lưỡi” bởi nếu theo chiều hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh, danh tiếng của thương hiệu. Rất khó để doanh nghiệp hoặc tổ chức kiểm soát những nội dung đăng tải trên các kênh thuộc Earned Media. [51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phương tiện truyền thông kỹ thuật số http://summit.sfu.ca/item/18172 http://www.uoguelph.ca/tss/pdfs/TBDigMedia.pdf http://www.fourmilab.ch/babbage/sketch.html http://toc.oreilly.com/2010/06/sifting-through-all... http://www.bbc.co.uk/history/historic_figures/babb... https://tkbr.publishing.sfu.ca/pub401/2015/10/the-... https://thecdm.ca/news/what-is-digital-media https://a1digihub.com/digital-media-la-gi/?fbclid=... https://advertisingvietnam.com/2018/03/spotify-mo-... https://media.bain.com/Images/BB_Publishing_in_the...